Những câu hỏi tư vấn được quan tâm nhất năm 2015

Nhiều câu hỏi thu hút hơn 200 nghìn lượt xem với hàng trăm lượt tư vấn chủ yếu tập trung vào các tình huống tham gia giao thông.

Thắc mắc “Qua ngã tư phải bật đèn khẩn cấp để đi thẳng” thu hút 107.121 lượt xem và tới 243 lượt tư vấn với nhiều tranh cãi. Đúng như tên gọi, đèn khẩn cấp chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên nhiều người đã thêm tính năng báo hiệu cho người đi đường phổ biến tới mức đôi khi những người thi hành công vụ cũng nhầm lẫn.

Đèn khẩn cấp (đèn Harzad) còn được gọi là đèn Emergency Stop. Xe đang chạy mà bấm đèn này là sai. Đèn chỉ dùng khi cảnh báo xe bị hỏng trên đường và phải ngừng giữa đường hay trong làn Emergency Stop (sát lề). Tuy nhiên, nhiều người không hiểu hết ý nghĩa mà luôn lạm dụng nó, đi qua ngã ba ngã tư cứ bật đèn này để đi thẳng, thậm chí một số trường hợp sử dụng khi vượt.

[Caption]

Nếu đèn Hazard có chức năng thông báo khi qua giao lộ như vậy thì nhà sản xuất đã tích hợp nút bật đèn ở gần chỗ cần gạt xi-nhan trái, phải chứ không đặt tại khu vực khác biệt. Các sách hướng dẫn sử dụng ôtô đều ghi rất rõ chức năng của loại đèn khẩn cấp người sử dụng nên nghiên cứu kỹ hơn trước khi chạy xe trên đường.

Một tình huống khác cũng khá phổ biến tuy nhiên không phải ai cũng biết và thực hiện đúng quy trình là “Đi thẳng qua vòng xuyến có phải bật xi-nhan” Câu hỏi đã có 160.374 lượt xem với 244 ý kiến tham gia trên VnExpress. Nhiều ý kiến trái chiều cho thấy phần lớn người tham gia giao thông vẫn chưa biết cách xử lý chính xác tình huống này.

Để làm rõ tình huống này thì theo luật giao thông đường bộ hiện hành không có quy định nào cụ thể về vấn đề bật tín hiệu khi đi vào vòng xuyến nên về nguyên tắc chung vẫn áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 để thực hiện việc báo tín hiệu khi đi vào khu vực này. Điều này ghi rõ, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Với trường hợp muốn rẽ trái khi đi qua vòng xuyến: khi rẽ trái tại ngã tư có vòng xuyến  có hai lần chuyển hướng nên phải thực hiện hai lần tín hiệu báo rẽ, lần một khi vào vòng xuyến bạn phải thực hiện tín hiệu báo rẽ sang trái và lần hai khi ra khỏi vòng xuyến bạn phải thực hiện tín hiệu báo rẽ sang phải. Việc bật tín hiệu báo rẽ ở đây nhằm thông báo hướng rẽ của bạn và đảm bảo an toàn cho người phía sau.

Đặc biệt, cũng về tình huống giao thông câu hỏi “Chạy quá tốc độ 5 km/h thì phạt thế nào?” thu hút tới 235.816 lượt xem với 126 lượt bình luận. Gây quá nhiều tranh cãi và không tán thành vì hầu hết lái xe đều cho rằng vượt 5km/h là quá ít.

Tuy nhiên, theo nghị định 171 thì vượt quá tốc độ dưới 5 thì nhắc nhở chứ không bị phạt. Nhưng từ 5 đến dưới 10 km/h thì bị phạt tiền 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Tương tự, từ 10 – 20 km/h phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng. Từ 20 – 35 km/h phạt 4 triệu đến 6 triệu đồng thời tước Giấy phép lái xe 30 ngày. Còn trên 35 km/h thì phát 6-8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 60 ngày.

nhung-cau-hoi-tu-van-duoc-quan-tam-nhat-nam-2015-1

Một vấn đề khác được rất nhiều độc giả quan tâm là nhiệm vụ chức năng, quyền hạn cụ thể của các nhóm cảnh sát tham gia trật tự giao thông.

Theo đó câu hỏi “Những CSGT nào được phép dừng xe?” thu hút 145.235 lượt xem và 72 lượt tư vấn hoặc “Cảnh sát cơ động có được bắt lỗi giao thông?” thu hút 185.609 lượt xe vài 52 lượt bình luận hay “Dân phòng có được phép dừng xe?” Cũng thu hút 102.755 lượt xem và hơn 30 lượt thảo luận.

Mỗi người tư vấn một kiểu, điều này chứng tỏ người Việt Nam phần lớn không hiểu rõ về quyền hạn chức năng của cán bộ trật tự giao thông. Khá nhiều độc giả cho rằng tất cả CSGT đều có quyền đừng xe, trong khi nhóm khác lại không đồng tình với nhận định này.

Theo Thông tư 65/2012 của Bộ công an một cách đầy đủ về tình huống này như sau:

1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, bất kỳ cán bộ công an nào, đang thực hiện nhiệm vụ “Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ” đều có quyền dừng xe đang lưu thông để thực hiện việc kiểm soát phương tiện. Chính vì vậy, người lái xe phải có trách nhiệm hợp tác với người thi hành nhiệm vụ để thực hiện việc kiểm soát. Tuy nhiên, cần xác định rõ các vấn đề:

1. Hỏi xem việc dừng xe là để làm gì? Vì xử lý vi phạm quy định (tức là có lỗi) giao thông đường bộ hay là để kiểm soát.

2. Nếu lý do vi phạm, vậy cần thông báo lỗi và trao đổi về lỗi đó trước khi đưa ra giấy tờ xe, nếu xác định đúng lỗi thì sẽ thực hiện các việc kiểm soát giấy tờ và lập biên bản vi phạm hành chính.

3. Nếu là kiểm soát thì lại khác, tổ làm nhiệm vụ cần có các giấy tờ về chuyên đề kiểm soát, từ cấp huyện trở lên, nếu có đầy đủ các giấy tờ thì mới được kiểm soát phương tiện. Nếu người tham gia giao thông chưa hài lòng có thể yêu cầu tổ công tác cho xem các giấy tờ cần thiết theo quy định: kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được người có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

nhung-cau-hoi-tu-van-duoc-quan-tam-nhat-nam-2015-2

Và lái xe cũng nên nhớ các lỗi dưới 250.000 đồng với cá nhân và 500.000 đồng với tổ chức thì có quyền yêu cầu tổ công tác thực hiện việc xử lý vi phạm đơn giản (xử phạt vi phạm hành chính không biên bản) tại chỗ.

Không cần ra kho bạc nộp. Nếu khẳng định mình không có lỗi thì yêu cầu lập biên bản và đề nghị mình sẽ ghi ý kiến của người vi phạm trong biên bản, sau đó khiếu nại lên đơn vị xử lý vi phạm để yêu cầu chứng minh vi phạm của mình (luật xử phạt vi phạm hành chính quy định đơn vị ra quyết định có trách nhiệm chứng minh vi phạm của người vi phạm).

Nhân câu hỏi này, khá nhiều người bày tỏ quan điểm không thích đối mặt với CSGT và khá bối rối với việc khi bị dừng xe thì nên làm gì. Như vậy, để đảm bảo an toàn giao thông cũng như tuân thủ đúng pháp luật, mỗi người nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để hoàn toàn tự tin cùng CSGT xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.

Bên cạnh các tình huống giao thông còn có các tình huống lái và sử dụng xe cũng được quan tâm. Tưởng chừng khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết rõ ràng.

Ví dụ câu hỏi “Xe nào không nên đổ xăng 95?” thu hút 119.679 lượt xem với 85 lượt bình luận. Hoặc “Làm gì khi xe số tự động bị tụt giữa dốc cao?” có 112.901 lượt xem với 136 độc giả tư vấn.

Xe số tự động ngày càng trở nên phổ biến, tuy dễ sử dụng hơn xe số sàn nhưng thực tế chưa có trung tâm đào tạo lái xe nào dạy về kỹ năng xử lý các tình huống xử lý cho loại xe này. Tất cả độc giả đều cho rằng trong tình huống này việc đầu tiên cần làm và quan trọng nhất chính là phải bình tĩnh.

nhung-cau-hoi-duoc-quan-tam-nhat-2015

Thao tác tương tự như số sàn, chỉ khác là không cần phải dùng chân trái để đạp nhả côn. Theo đó, bước 1 đạp phanh chân cho xe dừng hẳn; bước 2: kéo phanh tay; bước 3: chuyển từ chân phanh sang chân ga, đạp ga kết hợp hạ phanh tay. Với những đoạn dốc với độ dốc vừa phải thì không cần dùng phanh tay, chỉ chuyển từ chân phanh sang chân ga để đưa xe vượt dốc mà không hề bị trôi xe

Hầu hết xe số tự động đời sau này chỉ có chế độ S/M (Sport/Manuel), còn chế độ 2, L… hầu như dành cho hộp số vô cấp (CVT). Nếu bị tuột dốc, bạn chỉ cần gạt cần số qua chế độ này, cảm biến hộp số sẽ tự động xử lý với lực đẩy hợp lý nhất, dù dốc cao như hầm để xe, nếu ở chế độ này xe của bạn sẽ ngừng lại, bạn chỉ cần nhấp nhẹ chân ga là xe từ từ bò lên. Một số xe đời 2014-15, nhà sản xuất đã trang bị thêm hệ thống khởi động ngang dốc.

Tuy nhiên, dù là xe số sàn hay số tự động thì đều phải dùng loại phanh thứ ba là phanh bằng động cơ, nhưng muốn về số thấp (phanh động cơ) thì nguyên tắc phải giảm tốc độ về mức phù hợp để tránh vỡ hộp số. Đạp phanh để giảm tốc rồi về số thấp (L sau đó LS). Trường hợp xe vẫn trôi mạnh do phanh chân không ăn thì kéo thêm phanh tay. Tuyệt đối không về N, không tắt máy tránh làm mất tác dụng hỗ trợ phanh thủy lực và trợ lái..

Có rất nhiều cách để xử lý, tùy vào loại xe, độ cao của dốc, mỗi tư vấn của độc giả có thể giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm và lựa chọn cách xử lý nếu chẳng may mắc phải sự cố này.

Không liên quan đến tình huống giao thông hay kỹ năng lái xe, một nhóm câu hỏi về thị trường xe máy nhất là giá các dòng xe của Honda được độc giả đặc biệt quan tâm. Những câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản nhưng hóa ra cái giá của chiếc xe này đến tay người tiêu dùng hầu như không giống nhau. Một ví dụ điển hình là câu hỏi “Honda SH giá bao nhiêu?” đã có 105.438 lượt xem và hơn 80 người tham gia tư vấn.

Từ rất lâu thương hiệu xe máy Honda như hằn sâu vào lòng người tiêu dùng Việt Nam. Cái tên này gắn liền với người tiêu dùng qua nhiêu thập kỷ, tới mức người dân trong TP HCM dùng luôn thương hiệu này để gọi cho toàn bộ xe gắn máy nói chung. Lần lượt, từ Dream, Spacy, @, Dylan… rồi đến SH đều làm mưa làm gió ở thị trường xe máy Việt.

nhung-cau-hoi-duoc-quan-tam-nhat-2015-1

Khi hãng xe Nhật Bản quyết định lắp ráp chiếc xe này tại Việt Nam đã đưa ra giá công bố cho Honda SH 150 là 79,99 triệu đồng và phiên bản SH 125 là 65,99 triệu đồng. Tuy nhiên, đa phân người tiêu dùng đều không mua được giá này khi các đại lý và head nâng giá bán vì cầu luôn cao hơn cung. Thậm chí giá xe còn được điều chỉnh lên xuống so với giá niêm yết theo mùa, trong đó như thường lệ mùa Tết giá xe thường được đẩy lên đỉnh điểm.

Các dòng xe của Honda vẫn tiếp tục được ưa chuộng, việc cung không đủ cầu vẫn khiến người tiêu dùng mất đi cái được quyền mua đúng giá niêm yết từ hãng. “Tôi thấy chẳng đâu như Việt Nam mình, lẽ ra hội bảo vệ người tiêu dùng phải lên tiếng yêu cầu Honda Việt Nam phải can thiệp chứ” là nguyện vọng của độc giả tên Tuấn cũng như hầu hết ý kiến tham gia của câu hỏi này.

Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề như: Xe nào nên đổ loại xăng gì gió ngoài và gió trong xe khác nhau thế nào, các câu hỏi xung quanh vấn đề cấp đổi bằng lái xe, định giá mua bán xe, mức phạt cụ thể trong các tính huống vi phạm giao thông, tư vấn khi phân vân không  biết chọn xe gì phù hợp… cũng được nhiều độc giả tin cậy gửi câu hỏi tư vấn.

Nhiều thông tin hữu ích đã được cộng đồng chia sẻ, phân tích thảo luận giúp người đưa ra câu hỏi có hướng giải quyết cũng như quyết định phù hợp.

Nguồn: Vnexpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Gọi ngay